Lưu ý về xuất khẩu vào thị trường Canada

Canada là một thị trường có môi trường cạnh tranh khá gay gắt. Vì vậy, với tư cách là nhà xuất khẩu, nếu bạn gây ra bất kỳ một sơ suất nhỏ nào ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nhập khẩu Canada thì họ sẽ sẵn sàng chuyển sang hợp tác với nhà cung cấp khác. Dưới đây là một thông tin lưu ý về thị trường Canada: 

1. Một số lưu ý khi xây dựng lòng tin với khách hàng Canada:

+ Xây dựng một website phong phú, dễ sử dụng trong đó bao gồm địa chỉ email. Phúc đáp lại cùng ngày khách hàng Canada đưa ra câu hỏi. Việc này chứng tỏ bạn hoạt động chuyên nghiệp như thế nào. Luôn luôn gửi kèm địa chỉ website mỗi khi gửi thư liên hệ với khách hàng.

+ Luôn luôn để máy fax ở chế độ bật tự động. Vì đất nước Canada có nhiều múi giờ khác nhau, ví dụ vùng Vancouver lại chậm hơn 3 tiếng so với Toronro nên nhà nhập khẩu sẽ liên lạc với bạn ở những khung giờ không nhất định. Nếu nhà nhập khẩu Canada không thể liên lạc ngay với người xuất khẩu thì họ sẽ chuyển sang liên hệ với nhà cung cấp khác ngay.  Hãy gửi thông báo tạm thời với họ nếu bạn không thể trả lời ngay thông tin họ yêu cầu. Hãy hẹn họ vào một ngày sớm nhất để trả lời thông tin và không được thất hứa.

+ Nhà nhập khẩu sẽ kiểm tra hàng mẫu và cách bạn xử lý đơn đặt hàng. Điều này sẽ chứng minh năng lực của bạn cũng như cách thức bạn triển khai mối quan hệ kinh doanh trong tương lai. Phải chắc chắn rằng bạn cung cấp hàng mẫu đúng theo yêu cầu chất lượng và đúng thời gian quy định. 

+ Đừng tạo sự bất ngờ. Nhà nhập khẩu Canada luôn muốn nhận hàng đúng ngày họ đặt. Bất kỳ sự trì hoãn bất khả kháng nào cũng phải được thông báo ngay cho họ. Ngoài ra, bạn cần phải hỏi xem liệu họ có chấp nhận sự trì hoãn đó hay không.

+ Cung cấp thông tin chính xác và theo dõi các cuộc gọi đặt hàng càng sớm càng tốt.

+ Nếu có thể, bạn hãy cung cấp giấy chứng nhận phân tích hàng hoá, hình ảnh quá trình sản xuất/ hoặc xưởng chế biến và thư giới thiệu cho nhà nhập khẩu. Những chứng từ này cũng rất cần thiết để chứng minh rằng hàng hoá của bạn phù hợp với các yêu cầu về y tế và an toàn vệ sinh của Canada. Ngoài ra, bạn phải lưu ý rằng những chứng từ này phải do một cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp.

+ Cố gắng tìm hiểu chi tiết về thị trường và nhà nhập khẩu Canada. Đọc các tài liệu thương mại và tham quan hội chợ triển lãm và các cửa hàng bán lẻ để tìm hiểu xu hướng phát triển của thị trường.

+ Thiết lập mối quan hệ với các công ty thương mại hoặc đại lý nhập khẩu vì họ chính là kênh phân phối đầy hứa hẹn cho các mặt hàng của bạn. Nếu có thể, bạn hãy thuê một đại lý/ nhà nhập khẩu làm đại diện cho mình.

+ Nếu khách hàng yêu cầu họ được độc quyền bán sản phẩm của bạn, thì trong hợp đồng bạn phải nêu rõ điều khoản số lượng tối thiểu họ có thể mua hàng năm. Bạn phải thật linh hoạt và cố gắng lấy được phản hồi của người mua về sản phẩm bạn cung cấp cũng như mối quan hệ kinh doanh giữa hai bên. Mọi điều khoản phải được thoả thuận bằng văn bản.

+  Sử dụng Tiếng Anh (hoặc Tiếng Pháp ở vùng Québec) trong tất cả các thư từ và cung cấp thông tin về các dòng sản phẩm, năng lực và giá cả. Lưu ý chào giá bằng đồng đô la Mỹ hoặc đô la Canada. 

2. HỆ THỐNG PHÂN PHỐI

Năm 2007, phần lớn doanh thu bán lẻ tại Canada là thuộc về các nhà bán lẻ, siêu thị, cửa hàng kinh doanh tổng hợp; trong đó tập trung lớn nhất là các ngành thực phẩm, thời trang và phụ kiện dành cho phái nữ, điện gia dụng, máy tính và camera.

Mạng lưới phân phối của Canada có xu hướng chuyên môn hoá, do mật độ dân số thấp, khoảng cách giữa các vùng khá xa và điều kiện thời tiết thay đổi bất thường. Tuy nhiên, khi các vùng thị trường, thị trường ngách và các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng ngày càng quan trọng hơn đã tác động làm cho hệ thống phân phối của một số ngành tại Canada trở nên đa dạng hơn trước. Thông thường, một nhà phân phối ở Toronto hay Montreal sẽ bao gồm cả khu vực phía Đông Canada (Ontario, Québec, Canada và Atlantic), còn nhà phân phối ở Calgary hay Vancouver sẽ bao gồm cả miền Tây Canada. 

Hai kênh phân phối lớn nhất tại Canada chính là nhà nhập khẩu và đại lý trong nước. Người mua bao gồm nhà bán buôn, người môi giới, công ty nhận đặt hàng qua thư, bách hoá, nhà bán lẻ, hợp tác xã mua hàng và người mua hàng trực tiếp từ nhà xuất khẩu. Đại lý bán hàng sẽ được hưởng một khoản % hoa hồng từ phía nhà sản xuất. Ưu điểm lớn nhất của đại lý là họ hiểu rất rõ về thị trường Canada cũng như vị trí khá địa lý khá thuận tiện. Các đại lý cũng phát hiện ra những vấn đề có thể phát sinh liên quan đến các quy định của chính phủ Canada về kích thước và chất lượng hàng hoá. Các đại lý luôn sẵn sàng hỗ trợ nhà sản xuất để hàng hoá nhập khẩu đáp ứng được các yêu cầu về dán nhãn...

Nhà nhập khẩu và đại lý Canada thường yêu cầu bạn đưa ra thoả thuận về độc quyền cung cấp sản phẩm nhất là trong trường hợp họ phải trả các chi phí quảng cáo. Tuy nhiên, trước khi tiến tới ký kết thoả thuận, họ kiểm tra năng lực pháp lý của bạn rất kỹ càng. Họ yêu cầu bạn cung cấp các tài liệu giới thiệu về kinh nghiệm và năng lực xuất khẩu, khả năng tài chính và một số thông tin khác. Nếu bạn không thực hiện theo, họ sẽ không hào hứng trao đổi và hợp tác với bạn. Ngược lại, một khi bạn đã chứng minh được năng lực của mình thì họ sẵn sàng hợp tác và cung cấp cho bạn những thông tin về mình. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu họ có đang đại diện cho một nhà cung cấp nào khác không. Hãy dành thời gian kiểm tra những thông tin họ cung cấp để tránh những vấn đề phát sinh trong khi làm ăn với họ sau này.

Quý khách có thể đăng ký tham dự Hội chợ tại:

VIET GREEN MEDIA& EVENT - Green TRADEFAIR, Green BUSINESS
Công ty tổ chức sự kiện & hội chợ chuyên nghiệp hàng đầu Châu Á
T: +84-4-36285414 | F:+84-4-36285415 | H:+84-989313339
E: vietgreenmedia@gmail.com  | info@tochuchoithao.com
BACK TO TOP